Ở Lạc Nghiệp, khi nhắc đến tên Tư Khoai thì ai ai cũng biết. Đó là tên hết sức thân mật mà người dân địa phương dùng để gọi ông ngoại của mình. Còn bà ngoại, có người gọi là bà Tư cũng có người gọi là bà Bốn. Ah mà có khi nào mình tự hỏi rằng: Tên này do đâu mà có chưa? Thử tìm hiểu một chút nhé!
Trước đây ở Huế cũng giống như các nơi khác, lớp người bình dân quê mùa hay đặt những tên thông tục nôm na thân mật để gọi ở nhà: ví dụ theo thứ tự sanh ra thì đặt là: Chút chị, Chút em, Chút xí…; hoặc đặt theo nghề nghiệp gia truyền như: Tấm, Cám, Hẻo, The, Lụa, Lượt, Là...; Có hộ nông dân lại chọn tên con thật bình dị, gắn với nghề làm ruộng của mình: Cày, Bừa, Gieo, Cấy, Gặt, Đập, ...Nghe qua như một quy trình canh tác vậy. Với nhà vườn thì cho các con mình mang tên các loài cây ăn trái như: Nhãn,
Còn ông sơ bà cố ngày xưa, có thể cũng làm nghề nông với mong muốn là năm nào cũng trúng mùa, nhà thì lúc nào cũng đầy đủ lương thực nên chọn cho các con của mình là: Củ, Khoai, Đậu, Môn,…
Ông ngoại là thứ tư nên được gọi là Tư Khoai. (ông ngoại Bác là Củ, ông chín Thiện là Môn,…)
Vậy nên, tên Tư Khoai là xuất phát từ đó, nghe qua ta có cảm giác rất thân mật và gần gũi phải không!
(P/s: Bài viết có sự tham khảo ý kiến từ ông ngoại Tám, cậu Hai, cậu Danh,…có thể không hoàn toàn chính xác, mong các cậu, các dì góp ý kiến thêm).
Cảm ơi bài viết. Giờ mới biết ông ngoại bác tên Củ.
Trả lờiXóa